;

Ý NGHĨA NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ TẠI VIỆT NAM

Ý NGHĨA NGÀY TẾT ĐOAN NGỌ TẠI VIỆT NAM

 

1. Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 Âm lịch, còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương. Đây là một ngày tết truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng.

Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên dân dã là ngày “giết sâu bọ”. Tết Đoan Ngọ là thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều.

Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

2. Một số phong tục ngày Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

3. Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Nếu bạn thắc mắc trong ngày Tết Đoan ngọ ăn gì để đem lại may mắn thì lưu ngay 5 món này nhé.

Bánh ú tro

Bánh ú tro được gói bằng lá tre và có hình tam giác. Thường có mùi hương rất đặc trưng nhờ phần nếp được ngâm với nước tro (được đốt từ các loại cây khô). Phần nếp màu nâu đất, vị nhạt và dẻo thơm được kết hợp với nhân đậu xanh bùi béo, hơi ngọt rất lạ miệng. Bạn có thể ăn kèm mật mía để tăng thêm hương vị đấy nhé.

 

Cơm rượu nếp

Món ăn thứ 2 phải có trong mâm cỗ 3 miền chính là cơm rượu nếp. Theo phong tục, cơm rượu nếp có độ chua và nóng sẽ loại bỏ “sâu bọ” trong cơ thể. Còn trong nghiên cứu, cơm rượu nếp giúp giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa vấn đề tim mạch, thúc đẩy tiêu hoá, làm đẹp da,… Tuy nhiên, mỗi vùng lại có cách chế biến cơm rượu nếp khác nhau.

 

Thịt vịt

Vịt quay hoặc vịt luộc là một trong những món không thể thiếu trong mâm cúng miền Trung và đây cũng món ăn không thể thiếu trong danh sách tết Đoan ngọ ăn gì. Bởi vì ngày mùng 5 tháng 5 thời tiết nóng nực, thịt vịt lại có tính hàn, giúp cơ thể giải nhiệt. Ngoài ra, tháng 5 âm lịch, vịt bắt đầu vào mùa, lúc này thịt sẽ ngon, chắc và không còn mùi hôi. 

 

Chè kê

Trong mâm cỗ người miền Trung, nhất là dân xứ Huế thường có thêm chè kê. Chè kê được làm từ hạt kê vàng nấu cho nở mềm, sền sệt rồi thêm gừng, đường hoặc mật mía. Món này không thể thiếu bánh tráng nướng để ăn kèm.

 

Chè trôi nước

Theo quan niệm, những món làm từ nếp đều có khả năng diệt sâu bọ, chính vì vậy người miền Nam thường ăn chè trôi nước trong ngày này. Chè trôi nước được làm từ nếp và đậu xanh, dùng kèm nước đường gừng và nước cốt dừa beo béo.

Bạn có thể tìm mua trôi nước tại đây nhé: https://daiphatbakery.com.vn/collections/troi-nuoc-banh-bong-lan

4. Tặng quà gì vào Tết Đoan Ngọ?

Tết Đoan Ngọ năm nay, nếu bạn muốn tìm một món quà truyền thống nhưng vẫn chất lượng để biếu tặng người thân, bạn bè, đối tác thì có thể tìm hiểu thêm món BÁNH Ú tại Đại Phát nhé. Bánh Ú trong dịp lễ này không chỉ đơn giản là một món ăn, mà còn chứa đầy ý nghĩa sum họp, đầm ấm và lời chúc bình an.

ĐẶC BIỆT, BÁNH Ú CHAY HẠT DINH DƯỠNG là một tuyệt phẩm được Đại Phát cho ra mắt trong mùa Tết Đoan Ngọ 2023, với thành phần từ các loại đậu, hạt dinh dưỡng cùng sự phối trộn hài hòa của thịt chay, nấm đông cô...Tất cả đã tạo nên hương vị độc đáo, đậm chất riêng cho chiếc bánh ú chay dinh dưỡng nhà Đại Phát.

 

Đại Phát mang đến 5 vị bánh ú cực kỳ thơm ngon và cuốn hút gồm:

- BÁNH Ú BÀO NGƯ THƯỢNG HẠNG

- BÁNH Ú NHẤT PHẨM (NHÂN MẶN)

- BÁNH Ú CHAY HẠT DINH DƯỠNG

- BÁNH Ú TRO (ĐẬU ĐỎ VÀ ĐÂU XANH)

Còn gì ý nghĩa hơn khi gửi trao món quà là những chiếc bánh Ú biểu trưng cho sự may mắn bình an trong dịp Tết Đoan Ngọ.

️🛒https://daiphatbakery.com.vn/collections/banh-u

----------------------------------------------------

ĐẠI PHÁT FOOD - SIÊU THỊ ĐÀI LOAN 

1.Tổng công ty: 0918.679.222.

2.Chi Nhánh Đại Phát HCM: 0909.593.985.

3.Cửa hàng HCM: 0932.050.628 - 0903.074.539.

4.Cửa hàng Bình Dương: 0988.890.277.

5.Cửa hàng Đà Nẵng: 0901.955.139.

6.Cửa hàng Bắc Ninh: 0919.928.166.

7.Liên hệ làm Đại Lý 0909.243.985

 

Bài trước Bài sau